Món ăn Bài thuốc

Cây diếp cá: Chữa hội chứng thận hư

Nguồn tin:  www.thuocvuonnha.com
Cập nhật: 25/04/2016 10:06 SA

Trong Đông y, rau diếp cá đã được sử dụng từ khoảng 2000 năm về trước và trong sách thuốc Đông y hiện đại, diếp cá được xếp được xếp trong loại thuốc "lương huyết tiêu độc" (mát máu, tiêu độc).

rau diếp cá, diếp cá, ngư tinh thảo, cây lá giấp, Houttuynia cordata Thunb.

Cây diếp cá

Hội chứng thận hư (nephrotic syndrome) là chứng bệnh có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp, với khả năng lọc protein (chất đạm) trong huyết tương, qua màng lọc của tiểu cầu thận, khiến một lượng lớn protein bị mất đi cùng với nước tiểu. Vì vậy, tiêu chuẩn xác định chủ yếu là Protein niệu cao và Protein huyết thấp.

Sử dụng rau diếp cá để chữa Hội chứng thận hư, là một kinh nghiệm đã lưu truyền ở Trung Quốc từ nhiều năm trước và đã được ghi chép trong nhiều tài liệu, như tạp chí "Thượng Hải trung y dược học" và các sách khác. Hiện tại, trên các website tiếng Hoa về sức khỏe và thảo dược, cũng thường thấy nói đến kinh nghiệm này.

Cách áp dụng cụ thể như sau: Dùng diếp cá khô 100-150g, hãm với 1000ml nước sôi trong khoảng 30 phút; chia ra uống thay trà trong ngày; liên tục 3 tháng (1 liệu trình); sau 1 liệu trình, cần đi xét nghiệm nước tiểu và máu; sau đó tùy theo tình hình cụ thể có thể uống tiếp một vài liệu trình nữa.

Theo Đông y: Ngư tinh thảo các có vị cay, tính lạnh; vào các kinh Thủ thái âm Phế và Túc quyết âm Can. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Dùng chữa chứng ho do phế nhiệt, phế ung, thủy thũng, nhiệt lị, bạch đới, mụn nhọt, ...

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có một số tác dụng chủ yếu như sau:

    1. Kháng vi-rút: Kết quả thí nghiệm ngoài cơ thể người cho thấy, diếp các có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi-rút; có khả năng kìm hãm tác dụng gây bệnh của echovirus. Tinh dầu diếp cá, dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống hay thuốc nhỏ mũi, đều có tác dụng phòng ngừa vi-rút cúm ở mức độ nhất định. Nước cất diếp cá có tác dụng ức chế đối với Herpes simplex virus (HSV) và HIV.

    2. Đối với vi khuẩn gây bệnh khác: Rau diếp cá tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ, ...

    3. Tác dụng kháng viêm: Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, rau diếp cá có tác dụng kháng viêm đối với động vật thí nghiệm.

    4. Đối với hệ thống miễn dịch: Nước sắc diếp cá, cũng như thuốc chế từ một số hoạt chất trong diếp cá có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn của bạch cầu và của đại thực bào.

    5. Một số tác dụng khác: Còn có tác dụng lợi niệu, cầm ho (trấn khái) và cầm suyễn (bình suyễn).

Chú ý:

    - Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có độc tính rất thấp.

    - Khi sử dụng cũng nên lưu ý một số cảnh báo của người xưa: Diếp cá có tính hàn (lạnh), nên dùng quá nhiều sẽ hao tổn tinh tủy và dương khí, có thể sinh ra suyễn thở.

    - Người thể tạng hư hàn cần kiêng sử dụng.

    - Danh y Đào Hoằng Cảnh còn nhận định: Ngư tinh thảo không có lợi đối với chân, trẻ nhỏ ăn nhiều rau diếp cá sẽ thấy đau chân khi đại tiểu tiện (tham khảo).


Lương y HUYÊN THẢO

Xin vui lòng ghi rõ nguồn "Ẩm thực liệu dưỡng - amthuclieuduong.com" khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố trách nhiệm:
Thông tin trên amthuclieuduong.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên
amthuclieuduong.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

  Đơn vị bảo trợ thông tin